Giải pháp hệ thống quản lý tòa nhà BMS ( Building Management System – BMS )
Giải pháp hệ thống quản lý tòa nhà BMS ( Building Management System – BMS ) là hệ thống điều khiển và quản lý các hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà như: hệ thống điện, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, hệ thống điều hòa thông gió, hệ thống chiếu sáng, hệ thống cảnh báo và chữa cháy, hệ thống quản lý truy nhập vào/ra…
Giải pháp hệ thống quản lý tòa nhà BMS ( Building Management System – BMS )
Khái niệm về một hệ thống quản lý tòa nhà – BMS lần đầu tiên xuất hiện tại Mỹ vào thập niên 60 của thế kỷ trước, phát triển mạnh trong 20-30 năm trở lại đây. Tại Việt Nam, BMS đã có hơn 10 năm phát triển và ngày càng trở nên không thể thiếu trong các tòa nhà cao tầng.
Vậy, cụ thể BMS là gì? Nói một cách ngắn gọn, hệ thống quản lý tòa nhà BMS là hệ thống điều khiển và quản lý các hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà như: hệ thống điện, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, hệ thống điều hòa thông gió, hệ thống chiếu sáng, hệ thống cảnh báo và chữa cháy, hệ thống quản lý truy nhập vào/ra…, giúp cho việc vận hành tòa nhà trở nên dễ dàng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn.
Mỗi tòa nhà được xây dựng với một mục đích riêng, rất đa dạng và phong phú, như: các tòa nhà công sở (văn phòng, ngân hàng,…), bệnh viện, khách sạn, sân bay…Và mỗi tòa nhà lại có một yêu cầu riêng đối với các hệ thống công nghệ của mình. Có thể liệt kê ra một số hệ thống thường thấy trong các tòa nhà cao tầng:
- Hệ thống điều hòa không khí (Heating, Ventilating and Air Conditioning - HVAC)
Mỗi tòa nhà được xây dựng với một mục đích riêng, rất đa dạng và phong phú, như: các tòa nhà công sở (văn phòng, ngân hàng,…), bệnh viện, khách sạn, sân bay…Và mỗi tòa nhà lại có một yêu cầu riêng đối với các hệ thống công nghệ của mình. Có thể liệt kê ra một số hệ thống thường thấy trong các tòa nhà cao tầng:
- Hệ thống điều hòa không khí (Heating, Ventilating and Air Conditioning - HVAC)
- Hệ thống phân phối và cung cấp điện (Power Supply and Distribution System)
- Hệ thống chiếu sáng (Lighting System)
- Hệ thống kiểm soát truy nhập vào ra (Acess Control System)
- Hệ thống camera giám sát (Close Circuit Television – CCTV)
- Hệ thống thang máy (Elevator System)
- Hệ thống cảnh báo – chữa cháy (Fire Alarm and Proctec System)
- Hệ thống âm thanh đa vùng (Public Audio System)
- Hệ thống cảnh báo khí CO (CO Alarm System)
- Hệ thống đỗ xe (Car Parking)
Trước đây, khi không có BMS, các hệ thống này hoạt động độc lập hoàn toàn với nhau. Mỗi hệ thống có một trạm điều khiển riêng và thường thì không có sự liên hệ, trao đổi thông tin với nhau. Điều này khiến cho công tác vận hành tốn nhiều nhân lực và khó phối hợp nhịp nhàng để đảm bảo an toàn khi xảy ra các sự cố như cháy nổ, mất điện,…
Hệ thống BMS sẽ “tích hợp” các hệ thống trên, cho phép chúng trao đổi thông tin 2 chiều với nhau cũng như trao đổi thông tin với người sử dụng.
Việc cho phép các hệ thống trao đổi với nhau là rất cần thiết. Ví dụ trong trường hợp xảy ra sự cố cháy: hệ thống cảnh báo cháy sẽ phát tín hiệu báo động, và qua BMS, các hệ thống khác sẽ biết được rằng đã có cháy xảy ra, đồng thời đưa ra các mệnh lệnh thích hợp xuống các thiết bị để đảm bảo an toàn: đưa thang máy về tầng dưới cùng, tắt tất cả các quạt thông gió của tòa nhà, ngắt toàn bộ hệ thống điện…
- Hệ thống chiếu sáng (Lighting System)
- Hệ thống kiểm soát truy nhập vào ra (Acess Control System)
- Hệ thống camera giám sát (Close Circuit Television – CCTV)
- Hệ thống thang máy (Elevator System)
- Hệ thống cảnh báo – chữa cháy (Fire Alarm and Proctec System)
- Hệ thống âm thanh đa vùng (Public Audio System)
- Hệ thống cảnh báo khí CO (CO Alarm System)
- Hệ thống đỗ xe (Car Parking)
Trước đây, khi không có BMS, các hệ thống này hoạt động độc lập hoàn toàn với nhau. Mỗi hệ thống có một trạm điều khiển riêng và thường thì không có sự liên hệ, trao đổi thông tin với nhau. Điều này khiến cho công tác vận hành tốn nhiều nhân lực và khó phối hợp nhịp nhàng để đảm bảo an toàn khi xảy ra các sự cố như cháy nổ, mất điện,…
Hệ thống BMS sẽ “tích hợp” các hệ thống trên, cho phép chúng trao đổi thông tin 2 chiều với nhau cũng như trao đổi thông tin với người sử dụng.
Việc cho phép các hệ thống trao đổi với nhau là rất cần thiết. Ví dụ trong trường hợp xảy ra sự cố cháy: hệ thống cảnh báo cháy sẽ phát tín hiệu báo động, và qua BMS, các hệ thống khác sẽ biết được rằng đã có cháy xảy ra, đồng thời đưa ra các mệnh lệnh thích hợp xuống các thiết bị để đảm bảo an toàn: đưa thang máy về tầng dưới cùng, tắt tất cả các quạt thông gió của tòa nhà, ngắt toàn bộ hệ thống điện…
Bên cạnh đó, BMS còn tạo một nền quản lý và theo dõi cho người sử dụng. Người vận hành chỉ cần ngồi tại phòng điều khiển trung tâm là có thể giám sát mọi hoạt động của các hệ thống khác, cũng như đưa ra các lệnh điều khiển cho các hệ thống đó. Điều này giúp người sử dụng vận hành một cách hiệu quả hơn rất nhiều. Các vấn đề, sự cố xảy ra sẽ được phát hiện và khắc phục nhanh chóng.
Không chỉ có vậy, BMS còn tạo ra khả năng để người sử dụng có thể theo dõi, quản lý cũng như vận hành các hệ thống khác từ xa thông qua hệ thống mạng máy tính cục bộ và mạng Internet.
Ngày nay, hầu hết các hệ thống BMS đều được trang bị một phần mềm với nhiều tính năng hỗ trợ người sử dụng như : thu thập thông tin, lập báo cáo, lập lịch hoạt động cho các hệ thống, cùng với giao diện đồ họa rất tiện lợi cho người sử dụng…
Như vậy, ta có thể tổng kết một số lợi ích của hệ thống quản lý tòa nhà như sau:
- Tiết kiệm chi phí vận hành: với BMS, người sử dụng có thể tiến hành thu thập các dữ liệu như năng lượng, nước tiêu thụ, thời gian hoạt động của các hệ thống,… từ đó đưa ra một lịch hoạt động hiệu quả và tiết kiệm hơn cho các hệ thống đó, giúp tiết kiệm chi phí vận hành tòa nhà từ 20-30%. Không chỉ có vậy, BMS còn làm giảm thiểu số lượng người tham gia vận hành tòa nhà, giải phóng được nhiều nhân công lao động.
- Đơn giản hóa việc vận hành : thay vì phải theo dõi từng hệ thống, giờ đây với BMS ta chỉ cần ngồi tại phòng điều khiển trung tâm là có thể giám sát mọi hoạt động của chúng.
- Quản lý, bảo trì dễ dàng : với phần mềm quản lý bằng đồ họa, BMS giúp việc kiểm soát hoạt động tòa nhà được thực hiện một cách dễ dàng, hiệu quả, giúp xác định các sự cố và xử lý chúng một cách nhanh chóng.
Ngày nay, hầu hết các hệ thống BMS đều được trang bị một phần mềm với nhiều tính năng hỗ trợ người sử dụng như : thu thập thông tin, lập báo cáo, lập lịch hoạt động cho các hệ thống, cùng với giao diện đồ họa rất tiện lợi cho người sử dụng…
Như vậy, ta có thể tổng kết một số lợi ích của hệ thống quản lý tòa nhà như sau:
- Tiết kiệm chi phí vận hành: với BMS, người sử dụng có thể tiến hành thu thập các dữ liệu như năng lượng, nước tiêu thụ, thời gian hoạt động của các hệ thống,… từ đó đưa ra một lịch hoạt động hiệu quả và tiết kiệm hơn cho các hệ thống đó, giúp tiết kiệm chi phí vận hành tòa nhà từ 20-30%. Không chỉ có vậy, BMS còn làm giảm thiểu số lượng người tham gia vận hành tòa nhà, giải phóng được nhiều nhân công lao động.
- Đơn giản hóa việc vận hành : thay vì phải theo dõi từng hệ thống, giờ đây với BMS ta chỉ cần ngồi tại phòng điều khiển trung tâm là có thể giám sát mọi hoạt động của chúng.
- Quản lý, bảo trì dễ dàng : với phần mềm quản lý bằng đồ họa, BMS giúp việc kiểm soát hoạt động tòa nhà được thực hiện một cách dễ dàng, hiệu quả, giúp xác định các sự cố và xử lý chúng một cách nhanh chóng.
Quý khách có nhu cầu xin hãy liên hệ với Công ty chúng để được tư vấn miễn phí 24/7
—————————————————————–
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ MINH TÂM (MITACOM)
Địa chỉ trụ sở chính: 26/73 Tây Trà – Trần Phú - Hoàng Mai – Hà Nội
Nhà máy sản xuất: Số 8 - đường Trần Phú - P.Mộ Lao - Q.Hà Đông - TP.Hà Nội
Website: www.mitacom.vn - www.komodo.vn - www.wis.vn
Hotline: Mr. Tâm 0979.676.622 - Mr. Quý 0989.735.269
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ MINH TÂM (MITACOM)
Địa chỉ trụ sở chính: 26/73 Tây Trà – Trần Phú - Hoàng Mai – Hà Nội
Nhà máy sản xuất: Số 8 - đường Trần Phú - P.Mộ Lao - Q.Hà Đông - TP.Hà Nội
Website: www.mitacom.vn - www.komodo.vn - www.wis.vn
Hotline: Mr. Tâm 0979.676.622 - Mr. Quý 0989.735.269