Dịch vụ bảo trì hệ thống cấp thoát nước
- Công tác bảo trì nhằm duy trì những đặc tính kỹ thuật, công năng sử dụng của thiết bị, hệ thống nhằm đảm bảo công trình được vận hành và khai thác phù hợp yêu cầu của thiết kế trong suốt quá trình sử dụng.
I.2. Hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác bảo trì:
- Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng (hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng);
- Sổ theo dõi quá trình vận hành hoặc sử dụng của công trình;
- Quy trình bảo trì công trình xây dựng;
- Hồ sơ, tài liệu kiểm tra định kỳ công trình hoặc bộ phận, hạng mục công trình trong thời gian khai thác sử dụng công trình;
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì công trình.
I.3. Các tiêu chuẩn áp dụng
- Các tiêu chuẩn, quy phạm Việt Nam và tài liệu căn cứ được áp dụng để tính toán hệ thống cấp thoát nước:
- TCVN: 4513-1998 Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXD: 33-2006 Cấp nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCND: 4449-1987 Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN: 4474-1987 Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN: 7957-2008 Thoát nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 2622: 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.
- Các tài liệu về ống cấp thoát nước, bình khí nén, máy bơm của EU hoặc của Châu Á ứng với tiêu chuẩn ISO 9001.
I.4.Mô tả chung hệ thống cấp thoát nước
Phương án cấp nước:
- Nước sạch từ ống cấp nước thành phố qua đồng hồ tổng vào bể chứa dự trữ đặt trong nhà (xem bản vẽ), tại đây nước được bơm đặt trong trạm bơm tập trung bơm lên các két nước trên mái toà nhà bằng ống cấp két.
- Nhiệm vụ của các két nước đặt trên mái là phân phối và điều hoà nước xuống các khu vệ sinh và các điểm có nhu cầu dùng nước ở tất cả các tầng trong toà nhà
- Hệ thống đường ống cấp nước lạnh cho các điểm dùng nước trong công trình được thiết kế theo sơ đồ phân vùng cấp nước.
- Hệ thống nước nóng cho toà nhà dùng phương án : cấp nước nóng trung tâm dùng heatpum.
Phương án thoát nước
- Hệ thống thoát nước trong nhà được thiết kế phân thành các loại sau:
- Ống thoát nước xí, tiểu: Tất cả các ống thoát nước từ xí, tiểu được thu gom về bể tự hoại . Nước sau bể tự hoại sẽ được dẫn về trạm xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thoát vào cống thoát nước của thành phố. Ống thoát nước xí tiểu có đường kính D110-D160
- Ống thoát nước từ chậu rửa, phễu thu sàn được dẫn về trạm xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi vào hệ thống thoát nước của thành phố. Ống thoát nước tắm rửa có đường kính D60-D140.
- Trên ống đứng thoát nước bẩn, thoát xí tiểu, khoảng 1-2 tầng đặt một cụm tê kiểm tra và thông tắc.
- Các ống đứng thoát nước đều được bố trí 1 ống thông hơi phụ. ống đứng thông hơi có đường kính D90 và cao khỏi mái 0.7m.
- Bể tự hoại được đặt 1 ống thông hơi riêng có đường kính D90 và đưa cao vượt qua mái tối thiểu 0.7m.
- Các ống thoát nước tự chảy ở trong nhà có độ dốc 1-3% hoặc không được nhỏ hơn 1/D.
- Các ống thoát nước bếp sẽ dẫn nước về bể tách mỡ được hợp khối với bể tự hoại đặt trong tầng hầm.
- Các ống thoát nước mưa mái, kết hợp với thu nước loogia có đường kính D110 sẽ thu gom nước mưa ra HTTN ngoài nhà.
II. Phương án bảo trì
II.1.Hệ thống cấp nước:
a. Đồng hồ nước:
- Đặt đồng hồ nước nơi dễ nhìn thấy, dễ kiểm tra, có hộp đồng hồ (là hố ga) và nắp đan phía trên bảo vệ.
- Định kỳ 12 tháng kiểm tra đồng hồ nước bằng cách đo thủ công để phát hiện sai số của đồng hồ, nếu quá trị số cho phép cần đi đăng kiểm lại hoặc thay mới. Chu kỳ kiểm định đồng hồ là 5 năm. Chú ý vệ sinh đồng hồ, đặt nơi khô thoáng, không đặt gần nguồn nóng hoặc bị ngập nước.
b. Hệ thống đường ống cấp nước:
- Đường ống cấp nước dùng ống nhựa PPR và một phần nhỏ ống thép. Ống thép được sơn quanh ống chống gỉ .
- Định kỳ 2 năm kiểm tra lớp sơn chống gỉ, 5 năm thì phải cạo sơn lại như đối với kết cấu sơn sắt thép đã nêu phần trên. Kiểm tra các mối nối bằng ren, gioăng đệm, thử lại áp lực nước để kiểm tra mức độ rò rỉ nước trong ống và các mối nối.
- Đối với đường ống trong nhà dùng ống nhựa các loại, đặt đường ống vào các vị trí hộp gen, tránh va chạm, tránh nắng trực tiếp làm giòn ống, dễ gây nứt vỡ ống, các ống cấp chính phải chừa lổ kiểm tra (lỗ thăm) ở mỗi tầng nhà ở các vị trí thích hợp. Đối với nguồn nước phèn, nguồn nước có độ PH < 6, cần tiến hành xả nước, có hoạt chất hay bằng cơ học, xúc rửa các đường ống 1 năm / 1 lần, đảm bảo nước vệ sinh, an toàn cho đường ống và nước trong sử dụng.
- Cần tiến hành thử áp lực nước 2 năm / lần, để kiểm tra rò rỉ nước, cần phát hiện và sửa chữa, thay thế kịp thời, tránh tổn thất nguồn nước, gây lãng phí. Định kỳ 1 năm kiểm tra đường ống, mối nối, van khoá để xem xét khả năng làm việc bình thường, độ rò rỉ nước để có biện pháp sữa chữa, thay thế kịp thời.
- Tuổi thọ đường ống khoảng 15 -25 năm. Sau thời gian này, căn cứ vào điều kiện thực tế sử dụng công trình, đơn vị sử dụng có kế hoạch thay thế phù hợp.
Những công việc phải thực hiện hàng tuần:
- Xem xét, kiểm tra hệ thống đường ống
- Kiểm tra rò rỉ trên đường ống cấp nước từ trạm bơm lên bể mái, làm việc các loại van trên đường ống đẩy, các đai treo và gối đỡ ống xem có biến dạng không
- Kiểm tra rò rỉ ống cấp nước từ bể mái xuống các tẩng, kiểm tra sự hoạt động của van giảm áp, đồng hồ đo áp, đồng hồ đo nước cho từng khu vực, các đai ôm, đai treo hệ thống van, ống
Những công việc phải thực hiện hàng tháng:
- Xem xét, kiểm tra các van, tê, cút,…, mối nối, các thiết bị treo đỡ đường ống
- Tiến hành vệ sinh sạch sẽ ống, đai treo, van khóa, Sơn chống gỉ đai treo ống cấp nước, các mối hàn tại mặt bích và điểm nối ống.
c. Thiết bị tiểu:
- Cần vệ sinh, lau chùi thường xuyên, đặc biệt đối với nguồn nước phèn dễ bị ố vàng, kiểm tra nút xả nước, ống cấp và thoát nước để tránh tắc nghẽn đường ống.
- Thiết bị có độ bền nên tuổi thọ khá cao, tuy nhiên cần tránh va chạm gây nứt vỡ sẽ khó trám vá, gây mất an toàn và thẩm mỹ.
- Khi hư van xả nước, hay nghẹt ống cần nhanh chóng thay thế tạo thuận lợi trong việc sử dụng.
d. Thiết bị xí bệt:
- Cần vệ sinh, lau chùi thường xuyên sử dụng chai thuốc tẩy rửa duyệt khuẩn. Đối với xí bệt, cần kiểm tra van phao điều chỉnh nước ở vị trí thấp hơn nguồn lấy nước vào và tay gạt nước, tránh hiện tượng tràn nước gây lãng phí.
- Kiểm tra các gioăng ngăn cách nước, tránh bị hỏng gây thất thoát nước, sử dụng thiết bị đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Khi các thiết bị phụ kiện bị hư hỏng cần nhanh chóng sửa chữa hoặc thay thế, đảm bảo cho việc sử dụng bình thường của thiết bị.
e. Lavabo, vòi rửa:
- Cần vệ sinh lau chùi sạch sẽ thường xuyên, định kỳ 6 tháng, tháo bộ phận phụ kiện, lau chùi bụi bẩn, tóc, rác trong xiphong và lavabo.
- Khi sử dụng các nút xả nước, cần chú ý lập bảng chỉ dẫn mọi người sử dụng đúng cách, nút ấn hay nút vặn theo chiều kim đồng hồ, để tránh hiện tượng làm ngược lại gây hư hỏng thiết bị.
f. Thiết bị van khóa:
- Các thiết bị và van khoá phải được kiểm tra định kỳ, các điểm cấp vào và thoát ra của thiết bị, kiểm tra các vị trí lắp đặt thiết bị, độ thông thoát của thiết bị, sửa chữa nếu cần và thay thế nếu hư.
g. Thiết bị đun nước nóng trung tâm:
- Tiến hành lau chùi hệ thống đun nước nóng, các ống cấp nước nóng (khoảng 6-12 tháng 1 lần ) để đảm bảo hệ thống làm việc với hiệu suất cao nhất. Công việc này nên làm vào sáng sớm hoặc chiều tối để tránh ánh nắng cũng như lúc nhiệt độ cao. Có thể thực hiện công việc vào lúc nhiệt độ thấp để tránh hỏng thiết bị và nguy hiểm cho người.
- Kiểm tra độ lắng cặn để đưa ra lịch bảo dưỡng cho hệ thống nước nóng(khoảng 6 tháng 1 lần ).
- Kiểm tra các lỗ thoát khí, khi có sự tràn nước ra ngoài nên phòng tránh bị tắc. Nếu không thoát khí được sẽ bị hỏng thiết bị.
h. Bồn nước:
- Kiểm tra, điều chỉnh van phao thấp hơn nguồn nước cấp vào, định kỳ 6 tháng kiểm tra van phao, vệ sinh cặn đáy. Tránh để bình gần nguồn nhiệt, va chạm mạnh.
- Tuổi thọ của bình nước Inox khá cao >10 năm, sau thời gian này, căn cứ vào điều kiện thực tế sử dụng công trình, đơn vị sử dụng có kế hoạch thay thế phù hợp.
i. Phểu thu nước sàn, cầu chắn rác, ống báo tràn:
- Phễu thu nước sàn cần lắp nắp đúng vị trí để chắn các vật dụng quá kích cỡ chui qua làm tắc ống. Thường xuyên vệ sinh rác, bẩn dưới nắp phễu để thu nước dễ dàng.
- Định kỳ trước mùa mưa, cần kiểm tra tất cả các vị trí cầu chắn rác thu nước mưa, đặc biệt là ở trên sênô mái, tránh lá cây, tổ chim làm tắc ống thu gây tràn nước vào bên trong nhà. Những quả cầu bị hư hỏng cần thay thế ngay.
- Ống báo tràn được lắp trên sênô trang trí và sê nô mái, khi hệ thống thoát nước mưa thoát nước không kịp do bị tắc đường ống hay cầu chắn rác thì hệ thống ống báo tràn này sẽ thoát nước, khi có sự thoát nước từ ống báo tràn, cần tiến hành kiểm tra ngay cầu chắn rác trên sênô và làm thông ống thoát nước mưa. Công tác xử lý này cần được tiến hành ngay, đảm bảo nước không bị tràn ngược vào trong nhà, làm hỏng trần, thiết bị, đặt biệt là hệ thống điện, gây hiện tượng cháy, nổ, điện giật gây nguy hiểm đến con người.
- Tuổi thọ của các vật dụng trên là 5 năm. Sau thời gian này, đơn vị sử dụng cần có biện pháp sửa chữa hoặc thay mới.
j. Hố ga thu nước ngoài nhà:
- Hố ga có tác dụng thu nước và điều hoà dòng chảy, trong quá trình sử dụng, tránh để các vật dụng, dụng cụ ở phía trên và che chắn hố ga. Trước mỗi mùa mưa, mở nắp hố ga, vệ sinh rác, bùn bẩn ra khỏi hố ga và thông dòng chảy trong ống thoát nước.
k. bể chứa:
- Bể chứa nước là bể bê tông cốt thép toàn khối hoặc bể lắp ghép. Đầu vào cấp nước bể chứa bố trí van khóa và van phao cơ. Van phao cơ để khống chế mực nước trong bể. Định kỳ 3-6 tháng kiểm tra van khóa, van phao 1 lần để đảm bảo không tràn nước lên trên bể khi van phao cơ hỏng. Khi van phao cơ hỏng cần khóa van lại và thay thế van phao cơ.
- Do trong quá trình sử dụng, bể nước sẽ có cặn bẩn nên định kỳ 2-3 năm cần kiểm tra vệ sinh bể chứa nước một lần để đảm bảo nước trong bể luôn sạch sẽ. Vệ sinh bể bằng cách dùng máy bơm + vòi phun áp lực để sịt rửa. Nước rửa được lấy đi bằng bơm hút xả vào hệ thống thoát nước gần nhất.
Những công việc phải thực hiện hàng ngày bao gồm:
- Kiểm tra hoạt động của bơm hàng ngày, có hoạt động bình thường không?
- Kiểm tra khả năng làm việc của bơm, có cung cấp đủ lượng nước yêu cầu không?
- Vệ sinh sạch sẽ phòng bơm.
- Kiểm tra điện áp tủ điều khiển bơm. Phải có sổ ghi nhật trình bơm, kiểm tra sự vận hành của bơm, đồng hồ đo áp lực hoạt động của các van khóa khi bơm chạy
Những công việc phải thực hiện hàng tuần, hàng tháng
- Tiến hành kiểm tra định kỳ các van, khóa của hệ thống bơm làm việc và dự phòng
- Kiểm tra độ định kỳ đồng hồ tổng đo nước
- Kiểm tra định kỳ độ lún của bể nước ngầm
- Xem xét kiểm tra các thiết bị điện cung cấp cho trạm bơm nước
- Tra dầu, mỡ vào bơm
- Kiểm tra Crepin có bám rêu - rác vào không? Vệ sinh sạch sẽ Crepin chống rêu, rác bám vào.
- Vệ sinh sạch sẽ bơm và thiết bị trên đường ống (như van, khớp nối mềm, đồng hồ đo…)
l. Trạm bơm nước sinh hoạt:
- Yêu cầu trước khi bảo trì: Cung cấp tất cả các tài liệu được trình duyệt trong toàn bộ quá trình thi công lắp đặt, thử nghiệm và vận hành của hệ thống.
- Ghi chép lại những nhận xét về hoạt động của hệ thống, công việc thực hiện, các vấn đề cần khắc phục, thiết bị và vật tư đã sử dụng.
- Kiểm tra định kỳ:
- Trong quá trình sử dụng, các máy bơm cấp nước phải được kiểm tra định kỳ và thực hiện bảo trì theo lời khuyên của nhà sản xuất thiết bị cung cấp và sửa chữa lỗi ngay lập tức.
- Khắc phục tiếng ồn: Tiếng ồn gây ra từ máy bơm có thể do ổ trục bị mòn, kết cấu gắn ống không chắc, bệ bơm đặt không cân bằng...Có thể khắc phục bằng cách thay ổ trục, dùng tấm đệm đàn hồi, nối ống mềm đàn hồi với ống hút và ống đẩy của bơm
- Trình duyệt kế hoạch bảo trì với thời gian kiểm tra không quá 06 tháng một lần.
- Kiểm tra đột xuất: Khi máy bơm không hoạt động được, nước bị rò gỉ, động cơ bị nóng quá mức cho phép, có các tiếng kêu bất thường,... phải liên lạc ngay với nhân viên thực hiện bảo trì để có được phương án xử lý khẩn cấp
TT |
Phạm vi công việc |
Định kỳ bảo dưỡng |
||
|
|
Hàng tháng |
Quý |
Hàng năm |
1 |
Kiểm tra tổng thể bơm và trạm bơm, vận hành thử để ghi nhận và khắc phục các biểu hiện bất thường:
|
x |
|
|
2 |
Kiểm tra tủ điều khiển bơm, ghi nhận và khắc phục các biểu hiện bất thường:
|
x |
|
|
3 |
Vận hành bơm, ghi nhận các thông số:
|
x |
|
|
4 |
Kiểm tra bơm mồi (nếu có), hiệu chỉnh áp lực đóng cắt bơm mồi (nếu có) |
x |
|
|
5 |
Kiểm tra, vệ sinh các bộ lọc, lưới lọc, phin lọc |
x |
|
|
6 |
Kiểm tra, bơm mỡ tất cả các ổ bi |
|
x |
|
7 |
Kiểm tra các khớp mềm, giảm chấn, giá đỡ bơm |
|
x |
|
8 |
Kiểm tra các bình tích áp (kiểm tra dò gỉ, quá áp, an tòan hay kiểm tra bằng mắt thường?) |
|
x |
|
9 |
Đo kiểm điện trở tiếp địa, điện trở cách điện cho bơm |
|
x |
|
10 |
Kiểm tra tổng thể bể chứa, đường ống dẫn |
|
x |
|
11 |
Vệ sinh thiết bị, tủ điều khiển bằng dụng cụ chuyên dùng phù hợp |
|
x |
|
12 |
Xiết tất cả các mối nối cơ và điện |
|
x |
|
13 |
Sơn chống gỉ các bộ phận gỉ sét |
|
x |
|
14 |
Kiểm tra tình trạng bộ nguồn điều khiển, bộ nguồn dự phòng nếu có |
|
x |
|
15 |
Kiểm tra tem mark, bảng hiệu của hệ thống tủ |
|
x |
|
Cách khắc phục lỗi thường gặp hệ thống bơm nước
Lỗi |
Nguyên nhân |
Cách khắc phục |
Bơm chạy không có hoặc quá ít nước |
|
|
Bộ khởi động nhảy tríp Động cơ bị quá tải |
|
|
Bơm gây tiếng ồn lớn, bơm chạy không ổn định và rung |
|
|
Bơm rò rỉ ở đầu bơm hoặc các mối nối ống Rò rỉ ở phốt cơ học Rò rỉ ở phốt chèn
|
|
|
II.2.Hệ thống thoát nước:
a. Hệ thống đường ống thoát nước:
- Quản lý, bảo trì hệ thống thoát nước trong nhà nhằm đảm bảo thải tất cả các loại nước thải khỏi ngôi nhà, tránh rò rỉ, ngập lụt gây ô nhiễm cho người sử dụng và môi trường xung quanh, đồng thời đảm bảo sự làm việc bình thường của toàn bộ hệ thống.
Tẩy rửa và thông tắc đường ống thoát nước theo chu kỳ: Kiểm tra thăm nom phát hiện kịp thời các chỗ hư hỏng rò rỉ nước để tiến hành thay thế và sửa chữa.
- Kiểm tra quản lý tốt các công trình trong hệ thống thoát nước bên trong như hố bơm nước thải, bể tự hoại...
- Thời gian kiểm tra là 6 tháng 1 lần
Kiểm tra đột xuất: Khi thấy nước ngấm hoặc rò rỉ tại các vị trí đấu nối, tắc tại các thiết bị và đường ống trong khu vệ sinh, có mùi nước thải xông lên phải kiểm tra để sửa chữa đường ống và thiết bị hư hỏng.
Những công việc phải thực hiện hàng tuần:
- Xem xét, kiểm tra hệ thống đường ống thoát nước
- Xem xét, tê, cút ,…, mối nối, các thiết bị treo đỡ đường ống
- Xem xét kiểm tra các tê kiểm tra
- Xem xét, kiểm tra hệ thống ống, phụ kiện thoát nước mưa từ mái xuống, các đai đeo ống và gối đỡ ống trên toàn bộ trục thoát xuống ra đến hố ga ngoài xem có khác thường không?
Những công việc phải thực hiện hàng tháng:
- Tiến hành vệ sinh sạch sẽ ống đai treo sơn chống gỉ đai treo ống thoát nước
- Vệ sinh hố ga thoát nước ngoài nhà, thông tắc và kiểm tra xem nắp hố ga có hiện tượng khác thường không? (như nứt, gãy hay sụt lún, mất nắp…)
Những công việc thực hiện theo năm gồm:
- Cứ định kỳ 6 tháng tiến hành tẩy rửa, làm sạch hệ thống ống.
b. Bể tự hoại:
- Bể tự hoại là bể được xây dựng bằng bê tông cốt thép toàn khối. Thông thường trong tính toán dung tích bể tự hoại là chu kì 1-3 năm phải hút cặn 1 lần. Hút cặn sử dụng bơm hút cặn chuyên dụng của cơ quan chuyên ngành. Bể phốt có bố trí nắp thăm để kiểm tra và hút cặn. Công việc hút cặn định kì để đảm bảo sự làm việc thông suốt của hệ thống thoát nước và đảm bảo vệ sinh.
- Kiểm tra độ lún – trồi (biến dạng hay dò gỉ) của bể tự hoại
—————————————————————–
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ MINH TÂM (MITACOM)
Địa chỉ trụ sở chính: 26/73 Tây Trà – Trần Phú - Hoàng Mai – Hà Nội
Nhà máy sản xuất: Số 8 - đường Trần Phú - P.Mộ Lao - Q.Hà Đông - TP.Hà Nội
Website: www.mitacom.vn - www.komodo.vn - www.wis.vn
Điện thoại: (+84) 243.643.9187 Hotline: 0911.112.588 - 0979.676.622